Theo khảo sát, mẹ bầu sẽ cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, thời gian ngủ nghỉ hợp lý, bên cạnh đó thì chế độ vận động cũng là vấn đề các chị bầu quan tâm đến. Việc vận động, tập thể dục, đi lại hàng ngày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự an toàn của bé. Rất nhiều người thắc mắc rằng: “Mẹ bầu có nên đi xe đạp không?”. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Mẹ bầu có nên đi xe đạp trợ lực không?
Vận động nhẹ là điều các bác sĩ khuyên các mẹ bầu nên làm trong quá trình mang thai. Vận động bằng cách đạp xe với cường độ nhẹ giúp quá trình sinh nở dễ dàng, cải thiện tình trạng phù nề. Đặc biệt, đạp xe đạp còn giúp các mẹ bầu cải thiện tâm trạng, thư giãn cơ thể và cải thiện nhịp tim và giấc ngủ.
Mẹ bầu có nên đạp xe không?
Tham khảo sản phẩm:
Vậy, bà bầu đạp xe được không? Câu trả lời là có. Vậy lợi ích của việc đạp xe đối với bà bầu là gì?
Lợi ích của việc đạp xe
-
Tốt cho thai nhi
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ bầu vận động thường xuyên có tác động tích cực đến sức khỏe hệ thần kinh và sức đề kháng.
-
Giảm các vấn đề thường gặp khi mang bầu
Các mẹ bầu thường gặp phải tình trạng đau lưng, mệt mỏi. Khi đạp xe đạp trợ lực nhẹ nhàng các cơ khớp được co giãn giúp bạn thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
-
Tăng cường thể lực
Các mẹ bầu ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ còn cần rèn luyện sức khỏe để chuẩn bị vượt cạn dễ dàng. Đạp xe giúp lưu thông máu, tốt cho tim mạch, vượt cạn thuận lợi hơn.
Những lưu ý khi đạp xe
Như vậy, đối với câu hỏi bà bầu có nên đạp xe? hay bà bầu đạp xe đạp được không? Câu trả lời là có.
Tuy nhiên, trong quá trình đạp xe các mẹ bầu cần tuân thủ một số lưu ý đặc biệt như:
- Không nên đạp xe liên tục quá 30 phút mà không nghỉ ngơi.
- Nên bắt đầu đạp xe chậm và có thể tăng dần thời gian đạp xe khi quen hơn.
- Không chọn loại xe có yên quá cao hay tay lái quá xa bởi như vậy sẽ khiến bạn phải khom lưng và đè lên thành bụng, rất ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Không đạp xe trên những đoạn đường nguy hiểm: đường gập ghềnh, đường trơn, lên xuống dốc cao hay đoạn đường có nhiều chướng ngại vật.
- Tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi để xem xét về thời gian và thời gian đạp xe phù hợp với thai nhi.
- Nếu bạn có tiền sử sảy thai, động thai thì nên tránh đạp xe đạp kể từ tháng thứ 7 của thai kỳ.
- Không được đạp quá sức, hãy theo dõi sát sao giới hạn của mình, cung cấp nước và thức ăn khi cần thiết, đồng thời đảm bảo luôn có người hỗ trợ đồng hành bên bạn để tránh mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra trong quá trình vận động.
- Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ của bạn khi có bất kỳ thắc mắc liên quan đến sức khỏe của bạn. Bác sĩ chính là người cho bạn những lời khuyên khoa học, chính xác nhất là bạn có nên tiếp tục đạp xe hay nên tạm dừng trong 9 tháng.
Trên đây là những thông tin về Mẹ bầu có nên đi xe đạp không? Và những lưu ý khi đi xe đạp dành cho các mẹ bầu mà ADo E-bike gợi ý cho bạn. Hy vọng, các bạn có được những thông tin hữu ích và áp dụng thành công.