Tin tức ADO

Kinh nghiệm đi xe đạp trợ lực thể thao

bằng cách Vy Nhat trên Jun 06, 2023

Kinh nghiệm đi xe đạp trợ lực thể thao

Xe đạp trợ lực thể thao ngày nay không giống như những chiếc xe đạp mini Nhật hay xe đạp Phượng Hoàng một thời mà chúng ta từng biết. Do đó, bạn sẽ không tránh khỏi bỡ ngỡ khi đi xe đạp trợ lực thể thao, vậy làm thế nào để đi xe đạp trợ lực  thể thao đúng cách? ADO E-bike xin chia sẻ một số kinh nghiệm giúp bạn đi xe đạp trợ lực thể thao đạt hiệu quả cao và có những hành trình tuyệt vời cùng chiếc xe đạp trợ lực của bạn nhé!

Tham khảo sản phẩm: 

  • Xe đạp trợ lực ADO Air 20
  • Xe đạp trợ lực A20F XE
  • Xe đạp trợ lực ADO A20 Lite
  • TRƯỚC KHI ĐẠP XE

    - Kiểm tra xe đạp: Bạn hãy tập cho mình thói quen kiểm tra lốp, yên xe, phanh xe xem đã chắc chắn và đảm bảo hay chưa? Việc kiểm tra phanh và lốp xe đặc biệt quan trọng nếu bạn đi phải những con đường ghồ ghề, leo dốc hay xuống dốc giúp cho bạn an toàn.

    - Trang bị nón bảo hiểm mỗi khi đi xe đạp để bảo vệ bạn an toàn.

    - Nếu bạn phải thường xuyên đạp xe trong đêm, bạn nên trang bị đèn báo hiệu để đi xe được dễ dàng cũng như đảm bảo an toàn cho bạn khi tham gia giao thông. 

    - Bạn cũng nên chọn cho mình trang phục vừa vặn và thoải mái, không nên mặc quần áo quá bó hay quá chật sẽ khiến bạn thấy cảm thấy khó chịu và mau  xuống sức.

    KHI ĐẠP XE

    Việc đi xe đạp không đơn thuần chỉ ngồi lên xe và đạp xe mà bạn cần phải chú ý đến tư thế đạp. Nếu bạn đi xe đạp với tư thế không đúng dẫn tới hiệu suất đạp thấp mau xuống sức, dễ bị đau lưng, đau chân, đầu gối và cùng nhiều tổn thương khác.

    Tư thế đạp xe chuẩn là: bạn thật sự cảm thấy thoải mái khi ngồi trên chiếc xe đạp trợ lực của mình. Vì vậy, giữ tư thế ngồi cân đối, tay nắm ghi đông thoải mái, không cầm quá chặt nên thả lỏng cổ tay, đặt khuỷu tay hơi trùng, mở rộng vai, trong quá trình đi xe đạp 2 tay sẽ kết hợp với lưng và vai để đỡ cơ thể nhúng nhịp nhàng theo rung động của xe, vừa làm giảm lực đè vào cổ tay cũng như giảm độ xốc của xe khi gặp đường xấu. Tập cách thở bằng miệng và hít bằng mũi nhịp nhàng.

    - Bạn nên thay đổi tư thế lái xe như đứng lên khi xe leo dốc để tránh mõi lưng và ê mông,...

    - Trong quá trình đạp xe nếu bạn bị đau đầu gối phía trước chứng tỏ bạn để yên xe thấp so với chiều dài đôi chân của bạn, còn khi đầu gối bạn bị đau phía sau, là do bạn bị căng cơ do yên xe để quá cao. Chính vì vậy hãy thường xuyên quan sát cơ thể để có những điều chỉnh yên xe cho phù hợp.

    Cách sử dụng dĩa líp theo từng địa hình: Đây được xem là một trong những bộ phận dễ bị hư hại nhất trong bộ groupset xe đạp. Vì vậy, ADO khuyến nghị bạn không nên sử dụng dĩa nhỏ - líp nhỏ hay dĩa lớn - líp lớn vì như vậy vô tình bạn sẽ làm hỏng bộ truyền  động do không đồng nhất về lực tác động lên chúng.

    Tùy theo địa hình của đường đi mà bạn điều chỉnh dĩa líp sao cho phù hợp để bộ truyền động phát huy hết công dụng.

    Xe đạp trợ lực ADO thường được trang bị bộ biến tốc gồm 3 dĩa và 8 líp.

    - Khi đạp xe lên dốc hoặc đường gồ ghề khó đi bạn nên sử dụng: Dĩa 1 + Líp 1 hoặc líp 2 hoặc líp 3, để xe di chuyển nhẹ nhàng, ít tốn sức.

    - Khi đạp xe ở những con đường thẳng bằng phẳng và không có chướng ngại vật bạn nên sử dụng: Dĩa 2 + líp 4 hoặc líp 5 hoặc líp 6 để xe di chuyển với tốc độ ổn định.

    - Khi bạn cần tăng tốc độ bạn nên sử dụng: Dĩa 3 + líp 7 hoặc líp 8 hoặc 9 để xe đi nhanh hơn.

    Líp xe đạp trợ lực ADO E-bike

    LƯU Ý: Nếu trong quá trình sang líp, líp xe của bạn vô tình bị kẹt lại ở bánh răng hoặc líp nào đó bạn nên xuống xe không nên cố đạp vì có thể khiến cho mắt xích vị vỡ, bánh răng bị mẻ. Lúc này cần nhả ngược bàn đạp và chuyển về số cũ, đặt dây xích trở lại vị trí trên răng của dĩa và líp.

    - Bất cứ khi nào dừng xe hãy nhớ đặt chân trái xuống trước điều này giúp bạn tránh được dầu mỡ trên dĩa xe dính vào chân.

    - Khi bạn đạp xe, trọng lượng cơ thể dồn vào yên xe và vùng kín, chân bạn sẽ đỡ trọng lực rất ít, việc ngồi đạp xe quá lâu sẽ khiến các dây thần kinh bị chèn ép, máu không lưu thông. Do đó, bạn không nên đạp xe trên 1 tiếng đồng hồ mà không nghỉ ngơi sẽ rất có hại cho sức khỏe.

    Thường xuyên bảo dưỡng xe đạp trợ lực

    Sau khi đi xe đạp một thời gian thì một số linh kiện xe đạp bị bám bẩn, khô dầu mỡ, phát ra tiếng kêu lạ… điều này sẽ dẫn đến việc xe đạp vận hành không còn trơn tru và chính xác. Vì vậy, việc vệ sinh và bảo dưỡng các bộ phận cơ bản của xe: khung sườn xe, sên xe, dĩa líp, phanh xe, bánh xe thường xuyên là vô cùng cần thiết giúp cho xe đạp của bạn được kéo dài tuổi thọ, hoạt động tốt hơn và tránh những hư hỏng không mong muốn.

    Khi phanh xe đạp:

    - Để xe dừng lại nhanh chóng chúng ta thường có thói quen bóp thắng trước hơn là bóp thắng sau. Tuy nhiên,  khi đi chuyển trên đường bằng phẳng đặc biệt là đường trơn, việc bóp thắng trước sẽ dễ gây trượt bánh. Do đó, tốt nhất bạn nên bóp đồng thời cả thắng sau và thắng trước để kiểm soát xe dễ hơn, tránh các rủi ro trơn trượt.

    ADO E-bike mến chúc các bạn có những chuyến đi thật tuyệt vời!